n đủ.
- Như vậy đâu phải cướp của!
Ai đó nói, vừa lúc ấy nhà chức trách đến. Một điều tra viên sau khi nhìn kỹ cán dao ló ra trên lưng nạn nhân đã nói to lên:
- Dao này của Pháp sản xuất, có ghi người sở hữu nó, ông Lê Hữu Đạt, chủ hãng tàu biển Đại Dương!
Câu nói vừa phát ra khỏi cửa miệng anh ta tức thì Tư Đại chụp cổ hắn vừa quát lớn:
- Mày giỡn mặt với tao hả?
Tay điều tra viên vẫn bình tĩnh:
- Tôi đang làm việc, đâu giỡn với ai. Yêu cầu ông bỏ tay ra để tôi tiếp tục.
Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Tư Đại, bởi câu xướng danh vừa rồi chính là… tên của ông ta. Quán này ai mà không biết!
Buộc lòng Tư Đại phải buông tay thả điều tra viên ra, nhưng vẫn hậm hực nói:
- Đừng có giỡn kiểu đó nghe chưa!
Nhưng điều tra viên đâu có giỡn, bởi vừa khi ấy chính mắt của Tư Đại cũng nhìn vào con dao và nhận ra đó chính là con dao của mình!
- Sao… sao lại thế này?
Một điều tra viên có biết Tư Đại, anh ta quay sang hỏi:
- Con dao này là của ông?
Tư Đại hơi mất bình tĩnh:
- Nhưng mà… mà… tôi đâu có làm việc này! Ai đó đã…
Trước tang chứng rành rành như vậy nên cuối cùng Tư Đại phải theo điều tra viên về trụ sở cảnh sát. Tại đây người ta còn đưa ra một bằng chứng khác, đó là mảnh giấy nhỏ trên đó có ghi mấy dòng chữ: “Em mà không tới thì đừng có trách! Tư Đại này chưa nói suông bao giờ!”
- Chữ viết này có phải của ông không?
Làm sao phủ nhận được khi hai năm rõ mười như thế, cho nên Tư Đại phải gật đầu:
- Đúng, nhưng mà…
Điều tra viên nói:
- Ông khoan nói gì khác, yêu cầu cứ trả lời đúng những gì chúng tôi hỏi. Ông viết giấy này cho cô Ánh Hồng lúc nào, bởi chúng tôi lấy được nó từ trong túi áo cô ấy khi khám nghiệm tử thi.
- Sáng nay tôi có hẹn với Hồng đi ăn sáng, nhưng trước đó cô ấy tỏ ý mệt không muốn đi. Tôi viết mấy chữ đó và cho một đệ tử mang tới.
- Rồi cô ấy có ra nơi hẹn để gặp ông không?
- Có! Chỉ nửa giờ và cô ấy được tôi đón taxi cho về.
- Ông có theo về quán không?
- Ngay lúc ấy thì không. Mãi tới hơn 7 giờ tối tôi mới tới và hay tin cô ấy bị…
- Lúc xảy ra án mạng ông ở đâu?
- Tôi ngồi trong quán, ở tầng dưới, có mọi người trong quán nhìn thấy. Còn phòng cô ấy ở trên lầu.
- Vậy ông lý giải thế nào về con dao của mình đâm ngập vào thân thể cô ấy?
Tư Đại đã bắt đầu mệt mỏi với những lời
hỏi cung, nếu là bình thường thì ông ta đã quát vào mặt của mấy điều tra viên, bởi họ chỉ là cấp thừa hành, còn lão ta thì quen với cấp cao hơn của họ!
Tuy nhiên, lúc này Tư Đại thấy chưa cần phải lớn tiếng, ông ta hỏi nhát gừng nhân viên điều tra:
- Xong chưa? Tôi về được chưa?
Trưởng toán điều tra nói thẳng:
- Ông còn phải ở lại. Có một số điểm chưa rõ ràng.
Tư Đại không còn kiềm chế được nữa, gắt lên:
- Bộ các người cho là tôi giết người sao? Tôi đi giết người tôi yêu thương nhất đời sao?
- Xin lỗi ông, chúng tôi chưa kết luận. Chỉ làm nhiệm vụ điều tra của mình thôi. Mong ông thông cảm.
Phải mất hơn một giờ nữa cuộc điều tra mới tạm kết thúc, Tư Đại được cho về nhưng được lưu ý:
- Chúng tôi sẽ mời lại ông bất cứ lúc nào khi chưa tìm ra nguyên nhân tại sao hung khí giết người lại là của ông.
Chính Tư Đại cũng không thể nào hiểu được tại sao lại như vậy?
MaĐàm Liễu buồn còn hơn lão Tư Đại khi mất Ánh Hồng, bởi Hồng là nguồn thu quan trọng của quán. Nhan sắc của cô ta và sự quyến rũ đã khiến khách kéo tới càng lúc càng đông, mặc dù nhiều người vẫn biết Tư Đại độc quyền bao hoa khôi hương sắc này. Lúc đưa tang Ánh Hồng mụ Liễu đã khóc sưng vù cả hai mắt và tuyên bố đóng cửa quán ba ngày, coi như để tang cho một kiếp hồng nhan bạc phận.
Khi qua ba ngày, lúc mở cửa khai trương lại, chưa có khách nào tới thì có một cô g